Đặc điểm giữa thỏ nhà và thỏ rừng Thỏ_nhà

Thỏ nhà nhỏ và yếu hơn thỏ rừng và khi mới sinh ra thì không có lông và không mở mắt, tai thỏ nhà ngắn hơn tai thỏ rừng. Thỏ trưởng thành đạt khoảng trên 3,5 kg.[1] Một con thỏ nhà tại Anh đã đạt kỷ lục là con thỏ lớn nhất với cân nặng 22,3 kg và dài 1,32 m[2]

Thỏ nhà sống trong các hang dưới đất và thành từng đàn. Một con thỏ nhà có thể sống tới 10 năm hoặc hơn nữa[3] Lông thỏ mịn và sáng, không bị xù. Thỏ nhà nặng chắc và hiếu động[3] Thịt chứa nhiều chất dinh dưỡng, lông và da để làm áo, mũ, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao Một thỏ mẹ nặng 4 – 5 kg trong một năm có thể sản xuất ra 90 – 140 kg thịt, hiệu suất cao hơn nhiều so với các loài gia súc khác.[4]

Thỏ nhà là loài vật dễ nuôi, mỗi ngày chỉ ăn một bữa thức ăn tinh bằng cơm nguội hoặc cám ngô, còn lại có thể tận dụng mọi thứ rau, củ, cỏ,[5] có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho thỏ, thức ăn của thỏ chiếm tới 65-70% là thức ăn thô xanh như: cỏ cây hoa lá mọc tự nhiên, những phế phụ phẩm của nông nghiệp (cây ngô, lá lạc, cây đỗ tương, lá sắn dây…) hoặc các loại rau trong vườn nhà chủ yếu như lá khoai lang, rau muống, cỏ, thân cây chuối, lá các loại cây họ đậu[6]

Nuôi nhốt thỏ

Nếu nuôi 3 – 3,5 tháng có thể làm thịt. Còn nuôi tới 5,5 – 6 tháng thì thỏ bắt đầu sinh sản. Thỏ đẻ rất khỏe, mỗi lứa 6 – bảy con và 1 năm thỏ đẻ 6 – 7 lứa. Với thỏ lần đầu sinh sản, không có biểu hiện động dục ra bên ngoài, với những con đã sinh sản thì kiểm tra thấy niêm mạc âm hộ của thỏ sưng, mảy và có màu đỏ nghĩa là thỏ có biểu hiện động dục[3] đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9 - 10 giờ. Thỏ mang thai 28-32 ngày, trong thời gian này, cần tiến hành nuôi tách riêng con thỏ mang thai để tránh hiện tượng thỏ đùa giỡn làm động thai. Thỏ thường đẻ vào ban đêm, trước khi đẻ thỏ có hiện tượng nhổ lông làm ổ, cần thu dọn ổ, lấy khăn sạch mềm để lót ổ[7].